Trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà, ban công sắt hay còn gọi là lan can chiếm vị trí hết sức quan trọng vì nó ở phía ngoài mặt tiền của ngôi nhà. Vì thế trong bài viết này, chúng ta sẽ chia sẻ bí quyết thiết kế lan can sắt đẹp, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.
1. Chia sẻ bí quyết thiết kế lan can sắt đẹp đảm bảo yếu tố an toàn hàng đầu
Hiện nay, các kiến trúc sư đều phải cập nhật kiến thức thiết kế theo đúng quy định độ an toàn của lan can ban công theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4219:2012. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên, quyết định khi muốn xây dựng lan can cho ngôi nhà của bạn.
Lan can phải làm bằng vật liệu kiên cố, vững chắc, chịu được tải trọng tốt. Trong đó, sắt nghệ thuật chính là vật liệu được sử dụng làm lan can nhiều nhất hiện nay.
Thiết kế lan can sắt đẹp phải đảm bảo an toàn về chiều cao và độ dày của sắt.
Cụ thể, không nên dùng các thanh sắt nhỏ, mỏng, yếu, chịu tác động thời tiết kém bởi nó không đảm bảo được độ chắc chắn, dễ bị gãy khi có lực mạnh tác động.
Sắt phải chọn loại dày, khi uốn cong phải có độ chịu lực cao và được phủ một lớp sơn tĩnh điện bảo vệ để đảm bảo độ bền.
Xem thêm: lan can cầu thang sắt
1.1. Quy định tiêu chuẩn an toàn về chiều cao lan can sắt
Lan can ban công sắt được lắp đặt ở ngoài, nơi ngồi đón nắng và gió lý tưởng mỗi ngày. Do đó, chiều cao lan can sắt phải đạt tiêu chuẩn.
Thông thường, chiều cao tối thiểu ở vị trí lan can sắt có độ cao từ 9 tầng trở lên là 1,4m tính từ mặt sàn hoàn thiện đến phía trên tay vịn. Nếu ít tầng hơn, chiều cao lan can không nhỏ hơn 1,1m.
Lưu ý không làm lan can có thanh chắn ngang đan với các thanh dọc để trẻ có thể đứng lên, treo lên tay vịn lan can mất an toàn.
Lan can nên thiết kế hoa văn từ các thanh sắt uốn cong nghệ thuật, vừa đẹp vừa tránh tình trạng trẻ nhỏ leo trèo.
Xem thêm: hoa sắt mỹ thuật
1.2. Quy định tiêu chuẩn an toàn về kích thước lan can sắt
Không chỉ chiều cao, kích thước của lan can sắt sẽ mang tính quyết định đến độ an toàn và tính ứng dụng thực tế của lan can sắt mà chủ nhà không thể bỏ qua khi thiết kế.
Kích thước lan can sắt tốt nhất nằm trong khoảng 1,1 – 1,4m tùy vào số lượng và độ cao tầng. Nếu nằm ngoài những kích thước này, lan can sắt có thể mất cân xứng với tổng thể ngôi nhà và tác động không nhỏ đến phong thủy, vượng khí cho ngôi nhà.
Ngoài ra, khoảng cách giữa các thanh đan dọc lan can sắt cách nhau không quá 10cm để tránh trường hợp các em bé chui lọt.
Lan can sắt không nên đặt các thanh đan ngang nhằm hạn chế trường hợp trẻ em leo trèo nguy hiểm cũng là điều kiến trúc sư quan tâm.
Xem thêm: hàng rao sắt đẹp
2. Chia sẻ bí quyết thiết kế lan can sắt đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ
Lan can chiếm vị trí hết sức quan trọng trong tổng thể kiến trúc của ngôi nhà. Mỗi người sẽ có sở thích khác nhau, vì thế nên thiết kế lan can sắt đẹp cũng theo nhiều phong cách. Tuy nhiên, những kiểu thiết kế lan can ban công phù hợp nhất phải dựa trên kiến trúc tổng quan công trình.
Chủ nhà phải nhìn vào sơ đồ bản vẽ thiết kế và nắm đặc điểm phong cách kiến trúc nhà mình là hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, nhà ống, nhà phố, nhà vườn, biệt thự, chung cư… để chọn hình dáng của lan can ban công phù hợp.
Nét đặc trưng nổi bật của lan can sắt là dễ uốn theo mẫu hoa nhiều loại như dạng vòm, uốn cong cách điệu hoặc vuông góc cá tính.
Nếu nhà được thiết kế cổ điển thì phù hợp với các mẫu lan can sắt hoa văn uốn lượn. Ngược lại, nếu theo phong cách hiện đại thì kiểu dáng lan can sắt đơn giản với các họa tiết cành cây, hoa lá, bầu trời màu tươi sáng, hiện đại, làm trang trí và điểm nhấn ấn tượng.
Ngoài ra, để lan can đẹp hơn thì chủ nhà có thể tham khảo chia sẻ bí quyết thiết kế lan can sắt đẹp bằng cách yêu cầu thiết kế thêm chỗ dành cho dây leo, chậu cây cảnh trang trí giúp mang thiên nhiên vào ngôi nhà.
Xem thêm: mẫu cổng cắt cnc đẹp