Ngày nay, với thực trạng “đất chật người đông” cũng như nhu cầu xây nhà rộng của mọi người đã khiến ngành xây dựng đi theo xu hướng xây tăng về chiều cao hơn là chiều rộng.
Đặc biệt là ở các thành phố lớn, hầu hết người dân đều lựa chọn xây nhà cao tầng để tăng diện tích sinh hoạt cho cả gia đình. Nếu diện tích đất chỉ được từ 10-30m2 thì mỗi tầng sẽ là một phòng khép kín
Còn nếu diện tích rộng hơn từ 40m2 trở lên thì chủ nhà có thể bố trí được mỗi tầng 2 phòng, buồng vệ sinh đặt giữa 2 phòng và nằm bên cạnh cầu thang.
Để có một ngôi nhà đẹp từ bên ngoài vào trong, thì gia chủ cần chú trọng trong mọi thiết kế, từ việc bố trí các phòng, lát gạch nền, trần nhà, ốp tường cho đến làm cầu thang, giếng trời….
Một chi tiết quan trọng tạo nên phong cách cho ngôi nhà của bạn đó chính là thiết kế mẫu cầu lan can cho cầu thang sắt. Bài viết sẽ trình bày những thông tin liên quan và giới thiệu những mẫu cầu lan can cầu thang sắt mỹ thuật – nghệ thuật – đẹp nhất.
Xem thêm: 45 Mẫu hàng rào sắt mỹ thuật | nghệ thuật
1. Yêu cầu
Khi lựa chọn mẫu cầu lan can cầu thang sắt, gia chủ cần chú ý phải đáp ứng được các yếu tố sau:
-
Gu kiến trúc nội thất
Cầu lan can đơn giản hay cầu kỳ phải phù hợp với gu kiến trúc nội thất của gia đình bạn, thông thường, cầu lan can nên cùng style và tone màu với các kiến trúc chính trong nhà như: sàn nhà, tường nhà, trần nhà để tạo nên sự đồng bộ tổng quát.
Cầu thang sắt phải được gia công bằng sắt nguyên liệu chính hãng, tránh dùng sắt cũ đã qua sử dụng sẽ nhanh bị oxy hóa, rỉ sét dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm nhanh chóng.
Từ đó, một yêu cầu khác nữa của cầu thang là phải đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng.
-
Lưu ý
Mỗi khi bước đi lên xuống cầu thang ở một độ cao nhất định, đặc biệt là người già và trẻ em, nếu như cầu thang không có lan can thì rất khó chống đỡ khi xảy ra sự cố.
Chính vì thế, cầu thang nên bắt buộc có lan can và hơn thế, thiết kế lan can sắt cũng cần phải chú ý tránh những hoa văn, những chi tiết có mũi nhọn hay sắc cạnh để tránh gây tổn thương cho mọi người trong gia đình.
-
Vệ sinh
Khi thiết kế lan can bằng sắt, gia chủ cũng phải tính toán đến việc vệ sinh lan can thường xuyên.
Do đó, mà lựa chọn kiểu cách cũng như trang trí lan can thế nào, dùng sơn gì, màu gì…. để quá trình lau chùi không mất quá nhiều thời gian mà vẫn giữ cho lan can luôn sạch sẽ.
Xem thêm: 45 Mẫu cửa cổng sắt mỹ thuật – hoa sắt nghệ thuật đẹp nhất – đơn giản
2. Công dụng
Lan can giúp bảo vệ an toàn cho những thành viên trong gia đình khi di chuyển lên xuống cầu thang. Lan can có bộ phận tay vịn giúp mọi người có giá đỡ khi bước trên cầu thang với độ cao lớn, đảm bảo các bước đi chắc chắn và không bị trượt chân.
-
Khung sườn
Lan can là hình ảnh chân thực mô tả khung sườn trọng tâm của ngôi nhà, là cái liên kết giữa các tầng và là giá đỡ chắc chắn xuyên suốt chiều cao ngôi nhà. Do vậy, lan can cầu thang là thứ không thể thiếu trong các căn hộ cao tầng.
-
Điểm nhấn
Lan can cầu thang sắt mỹ thuật giúp tô điểm cho kiến trúc nội thất nhà bạn, làm cho ngôi nhà thêm độc đáo và có điểm nhấn hơn.
Tùy thuộc vào lối kiến trúc của từng nhà mà gia chủ có thể lựa chọn các mẫu lan can phù hợp nhất sao cho tôn lên được vẻ sang trọng của ngôi nhà.
Lan can cầu thang đặt trong tổng thế ngôi nhà còn giống như một bức vách không gian góp phần làm rõ ranh giới bố cục giữa các không gian nhỏ trong nhà, tạo nên sự duyên dáng, hài hòa cho ngôi nhà của bạn.
3. Cấu tạo
Một lan can cầu thang hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận sau:
-
Trụ lan can
Trụ lan can: Là những trụ đứng có nhiều hình dáng khác nhau như khối hình vuông đứng, khối hình trụ đứng…. có tác dụng liên kết giữa các bậc cầu thang và lan can.
Trụ lan can sẽ là phần cốt đỡ cho toàn bộ lan can kéo dài từ tầng trệt lên đến tầng trên cùng, cho nên phải được gia công kiên cố.
Thông thường, cứ cách khoảng từ 1 đến 5 bậc cầu thang thì sẽ có một trụ lan can được chôn hoặc gắn chặt vào nền bậc thang. Giai đoạn này có thể được thi công trong hoặc sau khi xây xong nhà.
Khoảng các các trụ càng xa thì trụ càng phải làm chắc chắn hơn. Nếu chủ nhà không thiết kế trụ lan can to thì sẽ phải thiết kế cứ mỗi bậc thang là gắn một thanh sắt nhỏ kéo dài đến hết lan can. Trong trường hợp này, trụ lan can cũng chính là sườn lan can.
-
Sườn lan can
Sườn lan can: hay còn gọi là vách lan can, là bộ phận chiếm nhiều diện tích nhất trong tổng thế toàn bộ lan can cầu thang.
Sườn lan can cầu thang sắt được làm bằng vật liệu sắt, và được trình bày dưới một trong các dạng sau: các thanh dọc song song với nhau; các thanh ngang song song với nhau; vách họa tiết hoa văn nối nhau liên tục; hoặc là sự kết hợp của các dạng trên theo hình thức xen kẽ đối xứng. Mỗi dạng sườn lan can đều có nét độc đáo riêng của nó.
Sườn ngang/dọc đơn giản cho ngôi nhà cảm giác chắc chắn và gọn gàng, sườn hoa văn họa tiết phức tạp tạo cảm giác duyên dáng và cầu kỳ cho ngôi nhà.
Tùy thuộc vào kiến trúc nhà mà lựa chọn kiểu sườn cho phù hợp, đại diện cho tính chất của tổng thể cầu thang.
-
Tay vịn
Tay vịn: Tay vịn là phần trên cùng của lan can, chạy dài dọc theo đường đi của sườn lan can. Tay vịn thường được làm theo hình trụ tròn để người bước trên cầu thang dễ vin vào khi di chuyển. Một số tay vịn khác được thiết kế hình trụ vuông cũng giúp cho cầu thang nhìn chắc khỏe hơn.
Cũng có một số tay vịn được tối giản lại thay vì có kích thước vừa vặn nắm tay để vịn thì nó chỉ là một đường sắt nhỏ nhắn có kích thước bằng với các đường cấu thành sườn lan can.
Kiểu tay vịn này sẽ khiến cho lan can cầu thang nhìn thanh mảnh và duyên dáng hơn rất nhiều. Tay vịn có thể là đường thẳng gấp khúc hoặc cũng có thể là đường cong uốn lượn tùy vào kiến trúc của cầu thang.
Xem thêm: 45 Mẫu lan can ban công sắt mỹ thuật – nghệ thuật – đơn giản – đẹp nhất
4. Vật liệu
Ngoài việc thi công cầu lan can bằng sắt ra thì gia chủ có thế phối kết hợp thêm một số loại vật liệu xây dựng khác để lan can thêm độc đáo hơn nhưng trên căn bản vẫn sử dụng vật liệu chính là sắt. Ví dụ một số vật liệu điển hình như sau:
-
Kính cường lực
Kính cường lực: Kính cường lực là một loại vật liệu vô cùng chắc chắn và sang trọng. Bạn có thể dùng kính trong các trường hợp làm sườn cầu lan can sẽ rất sạch sẽ và an toàn cho mọi người trong nhà.
Sườn kính cường lực chịu được va đập mạnh, ít bám bụi và dễ vệ sinh lau dọn tuy nhiên cũng phải lau dọn thường xuyên thì kính mới trong và đẹp được nên sẽ ít phù hợp với những gia chủ không có nhiều thời gian để làm việc nhà.
-
Gỗ
Gỗ: là vật liệu rất được nhiều gia đình ưa chuộng vì độ bền và màu sắc sang trọng của nó. Gỗ trong cầu lan can thường được đóng vai trò làm tay vịn hoặc trụ lan can ở các chân cầu thang rất chắc chắn, được đánh một lớp sơn dầu vecni nên ít bám các vết bẩn và rất dễ lau chùi sạch sẽ.
Hiện nay, loại gỗ hay được sử dụng để thiết kế cho tay vịn lan can là những loại gỗ phổ biến như: Gỗ sồi mỹ, gỗ căm xe, gỗ gỏ Nam Phi,…
Ở những gia đình có điều kiện, họ hay dùng gỗ hương, gỗ lim, gỗ dỗi, gỗ sưa đỏ… rất đắt tiền để thể hiện đẳng cấp và sự tráng lệ có ngôi nhà.
-
Bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép: thường được thi công trong lúc xây nhà và thường đóng vai trò là trụ lan can ở các chân cầu thang từng tầng.
Trụ bê tông có kích thước vừa phải và có thể là trụ trọn hoặc trụ vuông hoặc được trang trí cầu kỳ hơn về đường nét để cầu thang trông uyển chuyển và nhẹ nhàng hơn.
Trụ bê tông cốt thép sau đó sẽ được sơn màu cùng màu với tường trong nhà và làm kết nối sườn lan can và tay vịn cầu thang giữa các tầng với nhau.
Thiết kế bê tông cốt thép góp phần tạo nên sự hài hòa và vững chãi cho ngôi nhà.
Xem thêm: 45 Mẫu cổng sắt cắt CNC đẹp nhất hiện nay
5. 45 Mẫu lan can sắt mỹ thuật – nghệ thuật – đẹp nhất












































Những nội dung chi tiết về thiết kế và hình ảnh gợi ý cho những mẫu cầu lan can cầu thang sắt mỹ thuật – nghệ thuật – đẹp nhất sẽ giúp bạn đưa ra quyết định về mẫu cầu lan can cầu thang phù hợp nhất với ngôi nhà của mình, vừa có kiến trúc đẹp lại vừa đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình mỗi khi di chuyển lên xuống bằng cầu thang.